Dashboard bán hàng
Tính năng này hiện đang được hoàn thiện trên phiên bản Mobile, chúng tôi sẽ cập nhật bài viết hướng dẫn sớm nhất khi tính năng được ra mắt.
Trong lúc đó, bạn vui lòng truy cập bài viết trên phiên bản Desktop để được hướng dẫn.
Sales Dashboard là một công cụ giúp DN nắm bắt những thông tin quan trọng liên quan đến bán hàng. Nó là như một bảng điều khiển khi cho phép bạn theo dõi tình hình đơn hàng, doanh thu, thông tin về khách hàng, hiệu suất của đội bán hàng, và cả cách các kênh bán hàng hoạt động. Bằng cách tổng hợp tất cả thông tin này một cách trực quan và đầy đủ, giúp DN có thể đưa ra các quyết định để tối ưu hóa doanh số bán hàng và tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Để có thể truy cập vào Dashboard bán hàng, bạn có thể làm như sau:
Vào hệ thống của Atalink, sau đó chọn biểu tượng Công việc bên trên góc phải của thanh menu > Bán hàng > Dashboard
Bộ lọc của Dashboard
Tại đây, bằng cách điều chỉnh các tùy chọn trong ô Giai đoạn và sau đó bấm vào Xem dashboard để xác nhận, bạn sẽ ngay lập tức thấy dữ liệu dưới đây được biểu diễn theo khoảng thời gian bạn đã chọn:
- Ngày: Chọn tùy chọn này để xem dữ liệu trong khoảng thời gian từng ngày cụ thể, cho phép bạn theo dõi sự biến động hàng ngày
- Tuần: Lựa chọn này sẽ hiển thị dữ liệu tổng hợp theo từng tuần, giúp bạn theo dõi xu hướng trong cả tuần
- Tháng: Chọn tùy chọn này để xem dữ liệu theo từng tháng, giúp bạn nhận biết biến động trong suốt một tháng
- Năm: Lựa chọn này sẽ thể hiện dữ liệu theo từng năm, cho phép bạn xác định xu hướng dài hạn và so sánh các năm với nhau
Không chỉ vậy, bạn còn có thể đồng thời thực hiện so sánh dữ liệu hiện tại với dữ liệu từ năm trước hoặc với bất kỳ khoảng thời gian nào tương tự với khoảng thời gian bạn vừa chọn tại ô So sánh với
Tính năng Sắp xếp lại giúp bạn có thể tùy chỉnh các thông tin mà bạn quan tâm để đẩy lên trước, hệ thống sẽ giúp bạn ghi nhớ và hiển thị mặc định những thông tin đó lên đầu cho những lần sau
Các thông tin trên Sales Dashboard
1. Doanh thu
Tại đây, bạn cũng có thể tùy chỉnh tùy chỉnh hiển thị tùy theo các khoảng thời gian tùy thích, tại biểu tượng bạn có thể luân phiên chuyển đổi giữa hai loại biểu đồ cột và đường
Dựa vào nhu cầu của bạn và mục tiêu xem xét dữ liệu, bạn có thể lựa chọn một trong những tùy chọn trên để hiển thị thông tin thời gian theo cách phù hợp nhất.
2. Khách hàng
Hệ thống giúp bạn thống kê và xếp hạng (theo top 5) các khách hàng trực tiếp / gián tiếp dựa trên tổng doanh thu mà khách hàng đó đem lại.
Ngoài ra, bạn cũng có khả năng tùy chỉnh cách hiển thị dữ liệu bán hàng theo nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
- Địa điểm: Cho phép bạn xem doanh thu và hiệu suất bán hàng tại các địa điểm cụ thể hoặc vùng địa lý.
- Kênh bán hàng: Hiển thị thông tin về doanh thu và hiệu suất của các kênh bán hàng khác nhau, chẳng hạn như cửa hàng trực tiếp, trực tuyến, hoặc qua đối tác.
- Khách hàng theo chuỗi: Giúp bạn theo dõi và so sánh doanh thu của các khách hàng trong một chuỗi cung ứng hoặc phân phối cụ thể.
- Nhóm khách hàng: Xem dữ liệu doanh thu và hiệu suất theo từng nhóm khách hàng, chẳng hạn như khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hoặc theo sở thích cụ thể.
- Vùng: Cho phép bạn xem doanh thu và dữ liệu theo vùng địa lý hoặc khu vực cụ thể.
Bên cạnh Khách hàng trực tiếp / gián tiếp, hệ thống cũng giúp bạn thống kê top 5 những nhà phân phối lớn dựa trên mức tổng doanh thu.
Những tính năng này giúp bạn tối ưu hóa quản lý doanh số bán hàng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo từng khía cạnh khác nhau.
3. Sản phẩm
Bên cạnh việc thống kê và xếp hạng các khách hàng, hệ thống cũng cung cấp tính năng thống kê danh mục sản phẩm và sản phẩm cụ thể dưới dạng top 5:
- Top danh mục sản phẩm: Hiển thị danh mục sản phẩm có doanh số cao nhất, giúp bạn nhận biết những loại sản phẩm đang được ưa chuộng và mang lại doanh thu lớn.
- Top sản phẩm: Xác định và sắp xếp các sản phẩm cụ thể dựa trên doanh số bán hàng.
Thực hiện việc thống kê theo danh mục sản phẩm và sản phẩm cụ thể giúp bạn điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tập trung vào các sản phẩm quan trọng nhất hoặc có tiềm năng phát triển lớn.
4. Đội bán hàng
Hệ thống cũng thống kê và đánh giá hiệu suất của đội bán hàng và từng nhân viên bán hàng cụ thể dựa trên tổng doanh thu mà họ mang lại:
- Đội bán hàng: Hiển thị thông tin về doanh thu của các đội bán hàng cụ thể, cho phép bạn đánh giá và so sánh hiệu suất của toàn bộ đội bán hàng hoặc các nhóm bán hàng khác nhau trong tổ chức
- Nhân viên bán hàng: Thống kê và xếp hạng từng nhân viên bán hàng riêng lẻ dựa trên doanh số bán hàng. Điều này giúp bạn nhận biết những nhân viên xuất sắc và cần thiết những điều chỉnh hoặc đào tạo thêm cho những nhân viên khác để cải thiện hiệu suất bán hàng.
5. Giao dịch
Thống kê các giao dịch gián tiếp và trực tiếp giúp bạn nắm bắt tình trạng các giao dịch trong công ty một cách chi tiết và tổng quan. Cụ thể:
- Giao dịch trực tiếp: Đây là các giao dịch mà công ty thực hiện trực tiếp với khách hàng hoặc đối tác, bao gồm việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho họ. Thống kê các giao dịch trực tiếp giúp bạn theo dõi doanh số bán hàng, lợi nhuận, và sự hài lòng của khách hàng.
- Giao dịch gián tiếp: Đây là các giao dịch mà công ty thực hiện thông qua các kênh hoặc đối tác trung gian, chẳng hạn như nhà phân phối hoặc đại lý. Thống kê các giao dịch gián tiếp giúp bạn hiểu rõ mức độ hiệu quả của các kênh phân phối và quản lý quan hệ với đối tác.
Ngoài ra, hệ thống của Atalink cũng giúp bạn đo lường các chỉ số sau:
- Tổng số đơn bán hàng: Tổng số đơn bán hàng trực tiếp với tất cả trạng thái. Trong đó, đơn trực tiếp là đơn hàng công ty bán cho Nhà phân phối hoặc Khách hàng trực tiếp
- Giá trị trung bình của đơn bán hàng: Tổng giá trị của các đơn bán hàng / Tổng số lượng các đơn bán hàng. Trong đó, chỉ tính đơn hàng có trạng thái: Đã gửi + Chờ xác nhận + Đã xác nhận + Đã đóng
- Tổng số đơn trả hàng bán: Tổng số đơn trả hàng bán trực tiếp với tất cả trạng thái. Trong đó, đơn trả hàng trực tiếp là đơn của Nhà phân phối hoặc Khách hàng trực tiếp trả hàng lại cho công ty mình
- Tỷ lệ trả hàng: Tỷ lệ trả hàng = (Tổng số đơn trả hàng bán / Tổng số đơn bán hàng) x 100
- Tổng số đơn bán hàng: Tổng số đơn bán hàng gián tiếp với tất cả trạng thái. Trong đó, đơn gián tiếp là đơn hàng Nhà phân phối bán cho Khách hàng gián tiếp.
- Giá trị trung bình của đơn bán hàng: Tổng giá trị của các đơn bán hàng / Tổng số lượng các đơn bán hàng. Trong đó, chỉ tính đơn hàng có trạng thái: Đã gửi + Chờ xác nhận + Đã xác nhận + Đã đóng
- Tổng số đơn trả hàng bán: Tổng số đơn trả hàng bán gián tiếp với tất cả trạng thái. Trong đó, đơn trả hàng gián tiếp là đơn của Khách hàng gián tiếp trả hàng lại cho Nhà phân phối
- Tỷ lệ trả hàng: Tỷ lệ trả hàng = (Tổng số đơn trả hàng bán / Tổng số đơn bán hàng) x 100
Lưu ý: Đối với những DN có nhiều đơn vị tính cho từng loại sản phẩm, khi cần chọn đơn vị quy đổi chung cho tất cả những sản phẩm của mình, bạn cần liên hệ trực tiếp với Atalink để được hỗ trợ.